I. Số lượng điểm cầu kết nối:

21 Tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc


II. Các bộ ban ngành tham gia bao gồm:

- Chỉ đạo cuộc họp trực tuyến:

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh là đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo


- Các thành phần tham dự

+ Đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT

+ Vũ Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

+ Đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT của 21 tỉnh khu vực

+ Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Bùi Thúy Phượng


III. Nội dung chính diễn ra tại cuộc hội nghị truyền hình: 

Mô hình Trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN) là dự án về sư phạm với trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh theo xu hướng của một nền giáo dục hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Mô hình này nhấn mạnh đến hình thức hoạt động trên lớp, trong đó, học sinh tự hoạt động và tự rút ra kiến thức. Giáo viên là người đóng vai trò tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh hoạt động để thu nhận được kiến thức.

=> Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, hệ thống tài liệu dạy - học, phương pháp dạy học, cách đánh giá HS.


* Qua gần 2 năm (từ năm học 2012 – 2013) triển khai thực hiện hình này đã đem lại:

- Ý nghĩa của mô hình:

+ Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:  

Nghiệp vụ sư phạm  nâng cao

Nâng cao thêm các kỹ năng điều hành các hoạt động, tổ chức dạy học.

Giáo viên (GV) làm việc ít hơn, trong khi học sinh (HS) vẫn được tham gia hoạt động đồng đều, chủ động, phát huy tính sáng tạo và kỹ năng tư duy…

 

+ Đối với học sinh:

Các em được nâng cao và phát triên kỹ năng tự học, mạnh dạn, tự tin và linh hoạt trong giao tiếp

Bằng hình thức học theo nhóm, mọi HS trong lớp đều có cơ hội tham gia xây dựng bài học trong mỗi tiết, phát biểu kiến thức của mình, giúp các em mạnh dạn, tự tin, phát huy tính sáng tạo của bản thân 

Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của GV, HS chủ động tìm kiến thức. Các em đã tăng cường khả năng tự học, rèn được tính tự quản cao. Lớp học vui tươi, thân thiện.

 

- Những hạn chế còn tồn tại:

+ Diện tích phòng học nhỏ, bàn ghế chưa phù hợp với việc học nhóm; 

+ Một số phụ huynh chưa nhiệt tình ủng hộ; 

+ Việc cấp tài liệu hướng dẫn học tập còn chậm, thiếu…

+ Ở phần sách, do thiết kế rõ ràng, kỹ lưỡng nên khiến GV bị gò bó, áp đặt theo sách khó có thể phát huy được tính sáng tạo. 

+ Kéo theo đó, HS cũng thực hành như một cái máy, bấm đến đâu đọc đến đó. 

=> Việc thực hiện như thế rất hình thức, khuôn mẫu. 

+ GV và HS chỉ chăm chăm làm sách mà thiếu tính chủ động sáng tạo

+ Hoạt động giữa các nhóm không hoàn toàn đồng bộ, sẽ có những HS yếu kém, trong khi đó GV lại mất nhiều thời gian kiểm tra trong nhóm, không có đủ điều kiện để theo dõi hết các hoạt động của các em, như thế sẽ khó hướng dẫn thêm cho những HS yếu...

 

- Hướng khắc phục: 

+ Cần hoàn thiện, chỉnh sửa một số lỗi trong tài liệu, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn học; 

+ Tiếp tục mở rộng các hình thức tập huấn nâng cao chất lượng giáo viên; 

+ Bổ sung đồ dùng dạy học giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và gây hứng thú cho học sinh; 

+ Cần thống nhất cách đánh giá học sinh, thống nhất đồng bộ về biểu mẫu hồ sơ học sinh trong toàn quốc đối với trường thực hiện VNEN...Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và huy động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động của nhà trường, trong đó sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội giữ vai trò nòng cốt; 

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy phải nâng cao tâm huyết, năng động, sáng tạo; 

+ Duy trì, tăng cường dạy học 2 buổi/ngày...


Trích nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh và giaoduc.edu.vn

----

Naviconference - Đơn vị cung cấp giải pháp HỌP TRỰC TUYẾN/ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH
+ Cam kết hoàn tiền 100% nếu không đảm bảo chất lượng
+ "DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY"

******

Từ khóa tìm trên google:


  • hội nghị truyen hinh
  • hoi nghi truc tuyen 
  • hop truc tuyen